ĐẰNG SAU VIỆC TRẺ MẦM NON ĐÁNH VÀ CẮN NGƯỜI KHÁC

ĐẰNG SAU VIỆC TRẺ MẦM NON ĐÁNH VÀ CẮN NGƯỜI KHÁC

ĐẰNG SAU VIỆC TRẺ MẦM NON ĐÁNH VÀ CẮN NGƯỜI KHÁC

ĐẰNG SAU VIỆC TRẺ MẦM NON ĐÁNH VÀ CẮN NGƯỜI KHÁC Hành vi hung hăng này rất phổ biến ở trẻ tuổi nhà trẻ. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu lý do và áp dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế những đứa trẻ muốn  gâ chú ý.

Điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hành vi gây hấn ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài lý do cơ bản để bạn hiểu thêm về hành vi này của  trẻ:

Sự hạn chế của ngôn ngữ Trẻ tuổi nhà trẻ thường diễn đạt cảm xúc một cách đơn giản do sự hạn chế của ngôn ngữ nói. Thay vào đó, chúng thường đánh, cắn – nghĩa là dung ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu, giành quyền tự khám phá hoặc đối phó với những ai ngăn cản quyền tự quyết đó.

Tự vệ Thỉnh thoảng, ta phải thừa nhận rằng trẻ nhỏ có quyền tự vệ chính đáng.Có thể một đứa trẻ khác cắn nó trước.Kiềm chế, không đánh lại (mặc dù rất muốn) là điều không thể.Nói cách khác, ở trẻ chưa hình thành năng lực tự kiểm soát điều khiển hành vi của mình.

Tìm hiểu đồ vật bằng miệng Ở lứa tuổi này, trẻ em thường dung miệng để khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh.Đó là đặc điểm phát triển tâm lý bình thường.Ông  Gretchen Kinnell – giám đốc Hội đồng Giáo dục và đào tạo Onondaga, bang New York - khẳng định: "Trẻ nhỏ thường bỏ bất cứ vật gì, kể cả tay hay chân của bạn để tìm hiểu thông qua cảm giác".

Thử nghiệm  nguyên nhân và kết quả Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các đồ chơi của trẻ lứa tuổi này đều phát ra tiếng kêu.Trẻ thích khám phá những phản ứng xảy ra khi chúng đụng  phải vật.Tương tự, chúng muốn biết, khi cắn bạn thì bạn sẽ phản ứng thế nào.

Tóm lại, trẻ đang thử nghiệm ảnh hưởng của chúng lên thế giới.

Cần không gian đủ rộng để vận động Trẻ nhà trẻ chưa có cảm nhận chính xác về khoảng cách.Vì vậy, chúng luôn cảm thấy bị chật chội .Cắn, cào cấu, đẩy... bất cứ thứ gì ở gần và trên đường đi để có chỗ thoải mái mà bò, đi, chạy...

Đang muốn bệnh Có thể trẻ đang đói, khó ở, mệt mỏi hoặc bị áp lực.Trẻ nhà trẻ chưa đủ khả năng chịu đựng sự khó chịu trong người.Thật dễ hiểu khi một đứa trẻ lên 2 tin rằng đánh, cắn là cách phản ứng bình thường với thế giới xunh quanh đầy khó hiểu và lộn xộn.

Nhiệm vụ của bố mẹ và giáo viên là gợi ý, lôi kéo trẻ từ từ ra khỏi các hành vi hung hăng thô bạo. Vậy phải làm cách nào?

Biện pháp 1:chỉ cần nói: "Không được!" Khi có sự cố xảy ra, bạn chỉ cần nói nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn, rõ ràng. Một giọng nói khẳng định nghiêm túc (nhưng không hét) như: "Không được đánh bạn thế!" sẽ có tác dụng. Sau đó bạn có thể hướng trẻ đến những việc có thể được làm như đá banh, giậm chân, chơi với các đồ chơi...

Biện pháp 2:Không cho trẻ hưởng lợi từ hành vi thô bạo Người lớn không nên cho phép trẻ giữ lại đồ chơi đã giật được của bạn. Nếu có "chiến lợi phẩm", trẻ rất có thể lặp lại hành vi này nhiều lần sau đó.

Biện pháp 3:Chú ý quan tâm đến trẻ bị hại thay vì trẻ gây sự Bằng cách này bạn sẽ dạy cho trẻ long thương người và không khuyến khích sự gây hấn để tạo ảnh hưởng, chú ý của người lớn.

Biện pháp 4:Luôn khen ngợi những hành vi tốt Luôn khen ngợi để củng cố vững chắc hành vi đúng, để trẻ hiểu được sự ủng hộ của người lới đối với những hành vi như thế nào.

Biện pháp 5:Đánh trống lảng Để giảm nhẹ sự phản ứng của trẻ, bạn hãy chuyển hướng chú ý của chúng bằng cách đề xuất một vài hoạt động lý thú, phù hợp lứa tuổi như chơi với nước (đong, đổ nước với các bình, ly, phễu... bằng nhựa.)

Biện pháp 6: Theo dõi để ngăn chặn trước Dĩ nhiên bạn nên tổ chức, sắp xếp chỗ chơi cho nhóm trẻ hợp lý và than thiện sao cho có thể hạn chế tối đa các hành động tranh giành, hơn là để nó xảy ra rồi mới bắt và trừng phạt.

Bạn cần chủ động dự kiến, ngăn ngừa trước hành vi xấu có thể xảy ra tiếp theo.Hãy cất các đồ chơi có thể gây tranh chấp khi không có bạn ở đó và quan trọng hơn là dung các đồ chơi có thể chơi cùng nhau như bập bênh.

Biện pháp 7:Hãy cho trẻ không gian đủ rộng Trẻ nhỏ có nhu cầu vận động rất lớn. Nếu bạn nhồi nhét một lớp quá đông trẻ như người ta vẫn xếp cá mòi trong hộp thì bạn sẽ chẳng ngạc nhiên khi chúng đối xử với nhau như loài cá dữ.

Trên hết, hãy nhớ rằng, trẻ nhà trẻ chẳng có ác ý gì khi đánh và cắn bạn.Ngược lại, trẻ cho rằng, chẳng có sai trái gì khi tìm mọi cách để diễn đạt mong muốn, nhu cầu của mình.Và đó là điều người lớn cần hiểu đúng để có biện pháp giáo dục hiệu quả và thích hợp.

Chia sẻ bài viết:

Đăng bởi Peace School

Trường mầm non Hoà Bình -  Peace School

Địa chỉ: Lô C10/NT2 Khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (cạnh trường Tiểu học Trung Yên)

Hotline: 0246 292 5635 - Email: tuyensinh@peaceschool.edu.vn