"Em đang dậy lớp các bé từ 24-36 tháng tuổi, cái tuổi rất mí ướt và nũng nịu. Phương pháp giáo dục cũng không thể chiều chuộng quá mức, lại không quá nghiêm nghị với các bé. Từ những suy nghĩ này, dựa trên tính cách của học sinh mà các cô sẽ điều chỉnh cảm xúc với từng bé"- Cô Đặng Ánh Nguyệt, giáo viên lớp nhà trẻ Bunny 2 trường Mầm non Peace School chia sẻ.
Trong lớp, có những bé cá tính rất đặc biệt như khó gần gũi với mọi người xung quanh, nhút nhát, hơi chậm nói... nên các cô luôn phải có những "ưu tiên" tương tác 1-1 để không bé nào cảm thấy bị cô đơn hay lạc lọng trong lớp.

Cô Ánh Nguyệt kể, có bé 3 tuổi mà chưa thể nói được, gia đình cũng đặc biệt nói với cô về tình hình chậm nói của con nên rất mong khi đi học ở lớp sẽ tăng tiếp xúc của con và giao tiếp tốt hơn.
Với bé này, cô Ánh Nguyệt dành thời gian nhiều hơn, ăn hay ngủ cũng cho bé ngồi sát cạnh. Ôm bé vào lòng những lúc bé cảm bất bất an việc gì đó, tâm sự và dậy bé cách gọi tên các đồ vật, gọi tên bạn.
Theo thời gian, những đứa trẻ nhút nhát, rụt rè, chậm giao tiếp đã nhanh chóng hòa nhập với lớp, với bạn. Tự tin tham gia biểu diễn các chương trình Trường tổ chức. Nhiều bố mẹ còn thấy bất ngờ khi các bé nhanh chóng tiến bộ trong cách phát âm, trong việc tương tác với mọi người xung quanh hơn.
Khi hỏi bí quyết của các cô khi giúp trẻ nhanh chóng hòa đồng, tự tin nhanh đến vậy, cô Ánh Nguyệt tủm tỉm cười nói: "Đơn giản lắm chị ạ, chỉ là khi trẻ đến lớp các cô đón trẻ bằng cái ôm, khi trả trẻ về với bố mẹ cũng sẽ là chào bé bằng cái ôm hay các buổi học tán dương trẻ cũng chính bằng những cái ôm".
Và sự trưởng thành của các bé ở ngôi trường Mầm non Peace School không chỉ là những kiến thức hay những bữa ăn đủ dinh dưỡng trên ở Trường, mà sự trưởng thành cảm xúc từ chính những cái ôm tình cảm của các cô giáo.
Trao đi những cái ôm yêu thương, nhận lại được nhiều cái ôm trưởng thành!

Yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ!

Mỗi ngày đến lớp là một ngày được yêu thương!

Em thích đến lớp vì được ôm cô, ôm bạn