BỐ MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI TRẺ MẦM NON KHÔNG MUỐN ĐẾN TRƯỜNG?

BỐ MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI TRẺ MẦM NON KHÔNG MUỐN ĐẾN TRƯỜNG?

Nếu phụ huynh nào rơi vào hoàn cảnh hang ngày thấy con không vui hoặc thậm chí khóc lóc hoặc cương quyết không muốn đến trường, hãy tìm cách giải quyết vấn đề ngay lập tức. Sực hần chừ (nghĩ rằng những biểu hiện ấy sẽ tự hết theo thời gian) là sai lầm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tinh thần của bé.Để trẻ đi học vui vẻ, phụ huynh cần quan tâm và giải quyết kịp thời những khúc mắc của trẻ.

Trước hết, bạn cũng nên biết rằng phần lớn trẻ tuổi này đều có sự miễn cưỡng ở mức độ nào đó khi phải xa người thân để đến một môi trường mới lạ.Ngay cả khi đã quen với trường, trẻ cũng đôi lúc biểu hiện muốn được ở nhà.Lý do có thể do bé mệt mỏi, không thích một giờ học nào đó khi bản than không làm được như các bạn hoặc chỉ đơn giản là ở nhà để được xem chương trình truyền hình yêu thích.

Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ cứ luôn khăng khăng, la hét mỗi khi nhìn thấy cổng trường lại là một vấn đề quan trọng cần được các bậc cha mẹ lưu tâm.

Dưới đây là một vài lý do phổ biến: - Bất hòa với bạn. - Gặp khó khăn để theo kịp bạn bè trong học tập, vui chơi (không hiểu luật chơi nên các bạn không chấp nhận) từ đó thiếu tự tin. - Bị chọc ghẹo, chê cười (về hình thức bên ngoài chẳng hạn). - Khó kết bạn mới. - Không thích cô giáo, bảo mẫu của lớp. - Sợ hãi khi dung nhà vệ sinh lạ. - Không thích các bữa ăn hoặc bị ép ăn khi đã no.

Giúp trẻ thế nào  Nếu con của bạn luôn hoảng loạn bất cứ khi nào nhìn thấy bong dáng trường học, hãy nghĩ đến các đề xuất sau:

- Hỏi xem điều gì ở trường làm trẻ buồn. Nói chuyện về những sinh họat ở trường như: bạn bè,trò chơi, các bữa ăn, đi vệ sinh, thầy cô giáo hay người phục vụ trong trường.

- Bạn cũng nên thường xuyên hỏi về những trò chơi, bạn bè yêu thích để trẻ chia sẻ cảm xúc tích cực ở trường.

- Nói chuyện với giáo viên của bé: bạn nên hẹn gặp giáo viên vào thời điểm thích hợp để có thể giải thích về những lo lắng của bạn và lắng nghe những quan sát của giáo viên về tình hình bé ở lớp.

- Hãy thay đổi vài thứ nếu thấy cần thiết. Ví dụ đổi bé sang nhóm chơi khác, giúp đỡ riêng của giáo viên trong một vài tuần, đi học muộn hơn hoặc đón về sớm hơn một chút...

- Giúp bé cảm thấy yên tâm yên tâm bằng cách tránh sự thay đổi đột ngột các thói quen đã có ở gia đình (ví dụ thói quen rửa tay trước khi ăn, xếp đồ đạc ngăn nắp... cần tập từ từ khi bé đến trường. Đồng thời, trước khi gửi trẻ, phụ huynh nên tập cho con các nề nếp trường mầm non yêu cầu).Bạn cũng có thể cho phép trẻ mang đồ chơi yêu thích đến lớp như một người bạn thân.

- Bạn cũng nên yên tâm rằng trường mầm non đang thực hiện một chương trình mới, lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường sống và học gần với môi trường gia đình mà ở đó cô giáo giống như mẹ thứ hai của trẻ.

- Đảm bảo trẻ luôn đi học đều dù có vấn đề gì đi nữa.Tuy trẻ vẫn còn lo lắng, khóc lóc, nhưng với sự an ủi, động viên thường xuyên của người lớn (nhờ đã biết được nguyên nhân) mọi việc sẽ ổn và trẻ rồi cũng thích nghi. - Nhưng đôi khi nguyên nhân lại bắt đầu từ gia đình của bạn. Các nhà tâm lý học phát hiện những vấn đề bất ổn trong gia đình có thể làm trẻ không thích đi học.Chúng lo sợ một cách vô thức rằng trong thời gian chúng ở trường chuyện gì đó không hay có thể xảy ra.

Một đứa trẻ tuổi mầm non có thể lo lắng, không an tâm vì một số lý do như: ông bà đang ốm nặng, ba mẹ cãi nhau, mẹ sinh em bé, đám ma hàng xóm... Vậy hãy xem xét tới các chuyện như thế nếu bé luôn khăng khăng không chịu đi học. Bé sẽ rất hài lòng khi được chia sẻ với ai đó về những lo lắng, sợ hãi của mình.

- Ngoài ra, sự so sánh về năng lực giữa trẻ nọ với trẻ kia (hoặc với anh chị em của bé), đặc biệt khi chúng được cho là nhanh nhẹn, thông minh hơn, cũng khiến trẻ chán học. Do vậy, cả cha mẹ lẫn giáo viên nên tránh so sánh một cách chủ quan, thiếu tế nhị, vô ích như vậy. Bạn nên biết rằng trẻ có thể không hiểu hết, nhưng chúng cảm nhận được.Vì khác với người lớn, nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính.