Thời tiết chuyển mùa như hiện nay tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, nhất là cúm và bệnh đường hô hấp... Trong đó:
- Nhóm bệnh do virus chiếm 70% số trẻ nhiễm bệnh
1. Adenovirus
Adenovirus chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…Bệnh do Adenovirus gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông.
2. Covid- 19
COVID-19 là chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp tính được phát hiện vào năm 2019.
Phần lớn trẻ mắc Covid -19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần. Bệnh nhân thuộc nhóm nặng, nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5 – 8. Tuy nhiên bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc “Covid kéo dài” ở trẻ em – cần thẻ dõi sát sao.
3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguồn lây từ muỗi vằn. Vì vậy, những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguồn lây từ muỗi vằn. Vì vậy, những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh.
4. Cúm A/B
5. Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối
Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
6. Đậu mùa khỉ
- Nhóm bệnh do vi khuẩn chiếm 30% số trẻ nhiễm bệnh
1. Viêm Amydan cấp mủ
2. Viêm phế quản
3. Viêm phổi
4. Viêm tai giữa
5. Viêm mũi xoang
Các bệnh đường hô hấp ở trẻ mắc phải cần xử trí điều trị thuốc theo y lệnh của bác sĩ, kèm theo chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh. Với các trường hợp trẻ bị viêm phổi nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị bội nhiễm kèm theo... khiến bệnh lâu khỏi, thời gian nằm viện dài ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HÔ HẤP CHO BÉ
Cha mẹ cần nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng.
Chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, tránh tụ tập đông người. Người lớn cần hướng dẫn trẻ rửa tay và thậm chí là rửa đồ chơi của trẻ, không cho trẻ ngậm đồ chơi.
Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh. Giữ ấm chân, tay và cổ cho trẻ khi thời tiết giao mùa.
Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.